MÔ HÌNH KẾT NỐI HỆ THỐNG CAMERA ANALONG NHIỀU CỬA HÀNG TẬP TRUNG VỀ TRUNG TÂM QUẢN LÝ SỬ DỤNG NVR GHI HÌNH

Khám phá camera quan sát kết hợp giữa hệ thống cũ và hệ thống ip trên cùng một màn hình

Khám phá camera quan sát
Phân biệt camera IP với camera analog, hiểu các thông số kỹ thuật của camera, phân loại camera qua tính năng… những kiến thức căn bản về camera quan sát, giám sát giúp bạn đầu tư hợp lý, đúng mục đích sử dụng. 

Camera Ip va camera analoge

Camera IP va camera analoge

Phân biệt camera IP với camera analog, hiểu các thông số kỹ thuật của camera, phân loại camera qua tính năng… những kiến thức căn bản về camera quan sát, giám sát giúp bạn đầu tư hợp lý, đúng mục đích sử dụng.
Hình ảnh thu được từ camera là dạng tín hiệu analog, sẽ được truyền qua đường cáp đồng trục tới đầu ghi hình kỹ thuật số DVR (Digital Video Recorder), khoảng cách có thể lên tới 330 mét. Do truyền tín hiệu analog không nén nên chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình đảm bảo, không bị giới hạn về băng thông, không bị ảnh hưởng hay gặp rủi ro về mạng.
Đầu ghi DVR ngoài chức năng hiển thị hình ảnh nhận được từ các camera ra màn hình còn chuyển tín hiệu thành dạng số, nén lại trước khi lưu vào ổ cứng để dùng về sau. DVR hiện nay thường được tích hợp thêm nhiều tính năng thông minh như: ghi hình theo thời gian đặt trước, cảnh báo khi phát hiện có chuyển động hoặc mất tín hiệu từ camera, zoom số, truyền hình ảnh qua mạng hỗ trợ quan sát từ xa… PC gắn card bắt hình DVR có thể thay thế cho đầu DVR. Cũng thường có các loại hỗ trợ 4, 8, 16 kênh, mỗi kênh nối với một camera.
Camera analog sử dụng công nghệ cũ, hình ảnh thu nhận chỉ ở mức hệ thống truyền hình PAL/NTSC, không hỗ trợ hình ảnh độ nét cao. Việc triển khai hệ thống cáp bất tiện, mỗi camera còn phải có dây điện cấp nguồn hoạt động.
Sử dụng cảm biến CMOS hoặc CCD thu nhận hình ảnh, số hóa, xử lý và mã hóa sau đó truyền tải tín hiệu số qua cáp mạng ethernet về máy tính hoặc một thiết bị lưu trữ mạng NVR (Network Video Recorder). Ngoài truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh, cáp mạng còn có chức năng cấp điện cho các camera IP có tính năng PoE (Power over Ethernet), tiện cho những nơi không gần ổ cắm điện. Các camera IP hỗ trợ kết nối không dây Wi-Fi thích hợp để triển khai những nơi không tiện đi dây đối với mạng hỗ trợ Wi-Fi.
Ưu điểm của camera IP là thu nhận hình ảnh độ nét cao (megapixel). Mỗi camera IP được gắn riêng một địa chỉ IP, do đó người sử dụng dễ dàng truy cập từng camera IP bằng trình duyệt web thông qua mạng (LAN, WAN hay Internet) bằng PC hay thiết bị di động. Các phần mềm điều khiển đi kèm, hoặc mua từ hãng thứ ba, hỗ trợ xem, ghi, phát lại hình ảnh, hiển thị hình ảnh của từng camera IP hoặc đồng thời của nhiều camera IPtrên cùng một màn hình.
Một điểm cần lưu ý, cáp mạng UTP Cat. 5 chỉ đảm bảo cho tín hiệu truyền tối đa 100 mét. Hơn nữa, chất lượng hình ảnh có thể giảm khi truyền tín hiệu đi do nhiều yếu tố: giới hạn băng thông, lưu lượng truyền trên mạng lớn, virus hoạt động chiếm nhiều tài nguyên mạng…, thậm chí hình ảnh có thể bị gián đoạn. Độ  trễ cũng là một vấn đề do hình ảnh bị nén trước khi truyền.
Nhìn chung, với những gia đình đã có đường thuê bao Internet ADSL thì việc dùng camera IP là rất thuận tiện. Chỉ việc mua camera IP về và nối với router ADSL qua cáp mạng. Nếu thiếu cổng kết nối mạng, có thể bổ sung thêm một Switch, giá khoảng 200.000 đến 300.000 đồng. Tuy nhiên, người dùng cần có kiến thức về mạng máy tính nếu muốn tự mình lắp đặt. Trong khi đó, hệ thống camera analog với đầu DVR chuyên dụng, không cần tới địa chỉ IP, không nhất thiết phải cài phần mềm, không đòi hỏi hạ tầng mạng hoàn toàn thân thiện với những gia đình, cửa hàng nhỏ mà chủ nhân không am hiểu nhiều về máy tính.
Chi phí cũng là điều khác biệt giữa hai hệ thống camera IP và camera analog. Một bộ 4 camera analog độ phân giải 480 TV Lines, đủ dùng cho gia đình quan sát ngày đêm cửa ra vào, phòng khách, ban công… kèm theo card ghi hình 4 cổng tận dụng PC có sẵn, hỗ trợ quan sát từ xa qua Internet có giá khoảng 6 triệu đồng. Nếu dùng đầu ghi chuyên dụng hỗ trợ 4 camera ổ cứng 500GB, chi phí đầu tư vào khoảng 10 triệu đồng. So với camera analog, giá mỗi camera IP cao hơn gấp 3 lần với tính năng tương đương. Nhưng nếu chỉ cần 1 hay 2 camera cho gia đình đã có sẵn đường truyền ADSL thì trang bị camera IP lại tỏ ra hợp lý hơn.